Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ như thế nào?

Rối loạn nội tiết tố nữ vốn thường gặp nhưng ít chị em hiểu rõ, tình trạng này nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ để kịp thời điều chỉnh, cùng tham khảo bài viết dưới đây bạn nhé.

Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Đây là là dấu hiệu điển hình khi rối loạn nội tiết tố nữ, Trường hợp này thường hay gặp ở tuổi dậy thì, độ tuổi tiền mãn kinh, hoặc sau sinh.

Kinh nguyệt thay đổi thất thường là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt thay đổi thất thường là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

Thông thường một vòng kinh sẽ diễn ra khoảng 22-35 ngày, phổ biến nhất là từ 29-33 ngày và số ngày hành kinh rơi vào từ 3-7 ngày.

Trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt bỗng nhiên kéo dài ra (hiện tượng rong kinh), hoặc ít đi (hiện tượng thiểu kinh, tắc kinh) khả năng cao do rối loạn nội tiết tố nữ. Cần  có các biện pháp cân bằng thì khả năng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh lý và thiên chức làm mẹ sau này.

Tâm trạng thay đổi thất thường

Bên cạnh progesterone thì estrogen được xem là một trong những hormone quan trọng nhất đối với người phụ nữ. Estrogen có mối liên hệ mật thiết với những rối loạn cảm xúc đặc trưng ở nữ giới, điển hình như hội chứng tiền kinh nguyệt hay trầm cảm sau sinh.

Tâm trạng thay đổi bất thường, dễ lo âu có nhiều khả năng nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ nội tiết tố
Tâm trạng thay đổi bất thường, dễ lo âu có nhiều khả năng nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ nội tiết tố

Vì thế, khi tâm trạng thay đổi bất thường, dễ lo âu có nhiều khả năng nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ nội tiết tố, chị em nên thăm khám càng sớm càng tốt.

Xuất hiện các vấn đề về da

Rối loạn nội tiết tố nữ ảnh hưởng trực tiếp tới làn da của phái đẹp, gây nên những vấn đề trên làn da như mụn trứng cá, da dầu hoặc khô sạm, thâm nám. 

Rối loạn nội tiết tố nữ ảnh hưởng trực tiếp tới làn da của phái đẹp
Rối loạn nội tiết tố nữ ảnh hưởng trực tiếp tới làn da của phái đẹp

Vì thế nếu da đang gặp phải vấn đề này trong một thời gian dài bạn nên nghiêm túc nghĩ đến việc có thể bị rối loạn nội tiết tố nữ và nên đi thăm khám sớm.

Xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

Một số nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, nồng độ estrogen cao cũng gây ảnh hưởng đến vi sinh vật trong ruột và hệ quả bạn sẽ gặp rắc rối với hệ tiêu hóa.

Rối loạn nội tiết các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa
Rối loạn nội tiết các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

Dạ dày hoạt động không ổn định, kết hợp cùng tâm lý căng thẳng kéo dài, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi có khả năng cao là do rối loạn nội tiết tố nữ gây nên.

Có dấu hiệu mất ngủ thường xuyên

Các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc nhiều lần trong đêm, đổ mồ hôi trộm vào ban đêm… đều liên quan đến rối loạn nội tiết tố nữ. 

Mất ngủ liên quan đến rối loạn nội tiết tố nữ
Mất ngủ liên quan đến rối loạn nội tiết tố nữ

Nguyên nhân là do nồng độ hormone suy giảm, đặc biệt là estrogen và progesterone. Những vấn đề liên quan đến giấc ngủ nếu kéo dài sẽ khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, tác động xấu tới sinh hoạt hàng ngày. 

Vì thế, khi nhận ra các triệu chứng rối loạn nội tiết tố nữ thông qua giấc ngủ hãy thay đổi lối sống lành mạnh hơn hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Các triệu chứng đau đầu liên tục

Ngoài nguyên nhân do căng thẳng, mệt mỏi thì lý do duy nhất khiến nữ giới bị đau nhức đầu thường xuyên là do rối loạn nội tiết tố. Khi hormone estrogen sụt giảm xuống mức quá thấp, nữ giới sẽ bị đau đầu kéo dài.

Đau nhức đầu thường xuyên cũng có thể là do rối loạn nội tiết tố
Đau nhức đầu thường xuyên cũng có thể là do rối loạn nội tiết tố

Mất tập trung, cơ thể uể oải

Cơ thể sẽ mệt mỏi nếu bạn bị căng thẳng hoặc phải việc với cường độ cao trong một thời gian dài. Nhưng nếu tình trạng này xuất hiện bất cứ lúc nào thì đây có thể là một trong những dấu hiệu rối loạn nội tiết tố. 

Mất tập trung, cơ thể uể oải có thể liên quan đến rối loạn nội tiết tố
Mất tập trung, cơ thể uể oải có thể liên quan đến rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố sẽ kéo theo sự thay đổi của hormone estrogen và cortisol, từ đây gây mất tập trung và suy giảm trí nhớ, cơ thể mệt mỏi.

Cân nặng thay đổi bất thường

Ở một số người, rối loạn nội tiết tố nữ gây nên tình trạng tăng cân bất thường. Lúc này cơ thể chị em sẽ trở nên xồ xề hơn, phần bụng dưới, đùi, hông tập trung nhiều mỡ. 

Rối loạn nội tiết tố nữ gây nên tình trạng tăng cân bất thường
Rối loạn nội tiết tố nữ gây nên tình trạng tăng cân bất thường

Vì thế nếu thấy cân nặng đột nhiên dễ tăng, cơ thể mất cân đối, trở nên nặng nề hơn thì hãy nghĩ đến nguyên nhân do rối loạn nội tiết tố.

Giảm ham muốn tình dục

Rối loạn nội tiết tố nữ sẽ khiến nồng độ estrogen và progesterone thay đổi. Điều này làm cho âm đạo bị khô, ít tiết dịch khiến phái nữ dễ bị đau rát, ít xúc cảm khi quan hệ, giảm ham muốn tình dục.

Rối loạn nội tiết tố nữ sẽ khiến nồng độ estrogen và progesterone thay đổi
Rối loạn nội tiết tố nữ sẽ khiến nồng độ estrogen và progesterone thay đổi

Mọc nhiều lông, giọng trầm, vú mềm

Một số cách thức dễ nhận biết bằng mắt thường khi gặp phải rắc rối liên quan đến rối loạn nội tiết tố là tình trạng rậm lông, giọng trầm, khô âm đạo và các mô vú không bình thường.

Suy giảm thị lực

Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính khiến thị lực của mẹ bị ảnh hưởng, dẫn đến việc mắt mờ và yếu hơn thường gặp ở trường hợp sau sinh. 

Triệu chứng của giảm thị lực:

  • Khi đưa mắt nhìn, phải nhìn kỹ và lâu mới có thể thấy rõ vật đang nhìn.
  • Hay bị khô mắt, rát mắt
  • Mắt cảm thấy khó chịu khi đeo kính áp tròng.
  • Tình trạng khúc xạ và điều tiết 

Khô âm đạo

Khô âm đạo là triệu chứng không gây nguy hiểm về sức khỏe phụ nữ nhưng nó lại gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống vợ chồng.

Khô âm đạo là do sự suy giảm hàm lượng estrogen, khiến cho chất nhầy âm đạo không tiết ra nữa
Khô âm đạo là do sự suy giảm hàm lượng estrogen, khiến cho chất nhầy âm đạo không tiết ra nữa

Nguyên nhân gây ra khô âm đạo là do sự suy giảm hàm lượng estrogen, khiến cho chất nhầy âm đạo không tiết ra nữa. 

Xương yếu

Có ba hormone điều hòa canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra bộ xương khỏe mạnh đó là:

  • Hormone tuyến cận giáp (PTH): Duy trì mức độ canxi và kích thích sự tái hấp thu và hình thành xương.
  • Calcitriol: Là hormone có nguồn gốc từ Vitamin D, kích thích ruột hấp thụ đủ canxi và phốt pho, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến xương.
  • Calcitonin: Chất ức chế phân hủy xương và có thể bảo vệ chống lại mức canxi quá cao trong máu.

Vấn đề về huyết áp

Nếu huyết áp tăng cao bất thường thì cần lưu ý tác động xấu của rối loạn nội tiết tới huyết áp. Vì khi lượng natri trong cơ thể dư thừa sẽ làm tăng tình trạng trữ nước, từ đó dẫn đến tăng huyết áp. 

Nếu huyết áp tăng cao bất thường thì cần lưu ý tác động xấu của rối loạn nội tiết tới huyết áp
Nếu huyết áp tăng cao bất thường thì cần lưu ý tác động xấu của rối loạn nội tiết tới huyết áp

Trong khi tỷ lệ natri ổn định là do sự cân bằng của hormon aldosterone. Do đó, khi cơ thể mất cân bằng aldosterone, sẽ dễ bị tăng huyết áp.

Tóc thưa mỏng, dễ gãy rụng

Theo các nghiên cứu, 80% các trường hợp rụng tóc ở nữ đều là do rối loạn nội tiết tố. Cụ thể là sự suy giảm hormone estrogen – hay còn gọi là nội tiết tố nữ.

Khi hormone này giảm xuống, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hơn một loại hormone có tên là DHT (viết tắt của Dihydrotestosterone – có trong tuyến thượng thận, nang tóc, tinh hoàn và tuyến tiền liệt). Nếu như testosterone và estrogen ở mức bình thường, hormone DHT này chỉ tồn tại với hàm lượng rất thấp.

Khi DHT tăng cao lên, da đầu sẽ tăng tiết chất nhờn, nang tóc bị bịt kín và teo nhỏ lại, sự tưới máu đến nang tóc kém đi cũng như là quá trình tuần hoàn dưới nang tóc cũng hạn qua đó khiến cho tóc yếu và dễ rụng.

Các biện pháp cải thiện rối loạn nội tiết tố nữ

Có chế độ ăn uống khoa học

Lên kế hoạch cho một chế độ ăn khoa học và đầy đủ dưỡng chất: ăn nhiều thực phẩm tốt cho nội tiết chứa chất xơ, giàu vitamin C, vitamin B như cam quýt, cà chua, đào, gan, thịt, chuối… các thực phẩm chứa phytoestrogen như hạt điều, đậu nành, hạnh nhân…

Lên kế hoạch cho một chế độ ăn khoa học và đầy đủ dưỡng chất
Lên kế hoạch cho một chế độ ăn khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Ưu tiên những thực phẩm hữu cơ, tránh thực phẩm chứa thuốc trừ sâu, phân bón và hormone tăng trưởng. 

Cải thiện lưu thông máu vùng xương chậu

Tuần hoàn vùng chậu hiệu quả là điều cần thiết để giữ cho hormone của chúng ta cân bằng. Vì thế nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn bắt đầu hoặc kết thúc xuất hiện máu màu nâu sậm hay bụng dưới cảm thấy lạnh khi chạm vào, thì hãy thử tự massage vùng bụng dưới, chườm ấm khu vực này để lưu thông máu tốt hơn. 

Giảm cân

Có những phụ nữ thừa cân, béo phì, việc giảm đi 10% trọng lượng cơ thể có thể giúp cho các kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn. Bạn có thể áp dụng chế độ ăn kiêng khoa học, tập thể dục để giảm cân an toàn.

Giảm cân cũng là cách điều hòa nội tiết tố
Giảm cân cũng là cách điều hòa nội tiết tố

Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên

Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai mà còn giúp đào thải độc tố qua mồ hôi tốt hơn, lưu thông khí huyết tốt hơn, nhờ vậy sẽ giúp ích cho việc điều hòa nội tiết tố. 

Tập thể dục giúp ích cho việc điều hòa nội tiết tố
Tập thể dục giúp ích cho việc điều hòa nội tiết tố

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý không nên tập thể dục thể thao quá sức, chỉ nên tập nhẹ nhàng, vừa phải. Mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút tập thể dục, kiên trì tập 5 buổi/tuần.

Rối loạn nội tiết không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý, cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các cơ quan sinh sản, có nguy cơ dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

Chính vì vậy chị em hãy có thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa bệnh. Đồng thời khi có dấu hiệu của rối loạn nội tiết cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời.

Gửi phản hồi của bạn

Hãy để lại thông tin để được các chuyên gia tư vấn giúp bạn.